Làm ‘thượng đế’ ở Thương cảng Vân Đồn

(PLVN) – Thương cảng Vân Đồn bây giờ không có các nhà buôn neo thuyền đậu bến với ngà voi, sừng tê giác, gấm lụa, nhưng những dấu tích còn sót lại của thương cảng sầm uất một thời, cùng vẻ đẹp tự nhiên của Vân Đồn vẫn khiến du khách khao khát được một lần đến nơi đây, để tận hưởng cảm giác mình được làm “thượng đế”.
Làm ‘thượng đế’ ở Thương cảng Vân Đồn

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã đi vào hoạt động

Hòa mình vào “vịnh xanh, cát trắng” 

Vân Đồn là một quần đảo nằm phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên khoảng 584km2, bao gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ xen kẽ nhau ôm trọn Vịnh Bái Tử Long. Trong đó chỉ khoảng 20 đảo đất có người ở.

Là một hệ thống cảng thương mại trên nhiều đảo quây quần trong vùng vịnh Bái Tử Long, Thương cảng Vân Đồn bao gồm đảo Cái Bàn; đảo Vân Hải; đảo Ngọc Vừng; đảo Thừa Cống thuộc các xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng và Thắng Lợi (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).

Rong ruổi trên tàu qua các đảo, du khách sẽ bắt gặp tại các bến thuyền cổ nay vẫn còn hạng vạn những mảnh âu sành, lon sành, bát, đĩa sứ vỡ của những lần khuân vác lên bến xuống thuyền; nền nhà, nền đình, nền chùa cổ và tiền đồng trong suốt các triều đại Lý, Trần, Lê Mạc, Tây Sơn. Những hiện vật đó chính là vết tích của một thương cảng sầm uất xưa kia, đại diện cho các triều đại nằm dưới lòng đất. Những mảnh âu sành, bát đĩa sứ đó không phải của riêng nước Đại Việt xưa mà còn của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… Chính điều này làm nên đặc sắc “có một không hai” của Thương cảng bởi sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau và khác biệt.

Hiện vật thể hiện sự giao thoa của nhiều nền văn hóa.
Đến Thương cảng Vân Đồn, du khách nên đến Bến Cái Làng, nằm sát chân núi Man thuộc đảo Quan Lạn. Trước kia, nơi đây từng được coi là “bến cảng chính”, “cảng trung tâm” diễn ra các hoạt động buôn bán các loại hàng hóa quý hiếm. Ngày nay, Bến Cái Làng còn một bãi mênh mông những mảnh sành, mảnh sứ dài hàng cây số như những mảnh vỡ của thời gian còn sót lại.

Để trải nghiệm, du khách sẽ thuê tàu rong ruổi chạy vào các bến.

Tới Cái Làng, ta có dịp thăm một giếng cổ có tên gọi giếng Hệu hay giếng Nàng Tiên, giếng Nước Mắt. Giếng nằm sát bên bờ vụng, quanh năm đầy nước. Giếng được đào từ thời nhà Lý, nhằm phục vụ nước sinh hoạt cho các tàu buôn trong và ngoài nước.

Bãi biển quyến rũ nhất Việt Nam

Những năm gần đây, biển Quan Lạn đang là lựa chọn của nhiều du khách ưa khám phá bởi những bãi tắm “mê hồn” với màu nước xanh lam, bờ cát trắng thủy tinh đẹp không tì vết. Đây được xem là một trong những bãi biển hoang sơ và quyến rũ nhất Việt Nam.

Trên tàu cao tốc đi Quan Lạn, du khách có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp của vịnh Bái Tử Long thơ mộng. Ngồi trên boong tàu, ta thỏa sức “seo-phì” cùng những bọt nước tung trắng xóa.

 Vẻ đẹp mê hồn tại biển Quan Lạn

Vì còn rất hoang sơ nên các bãi tắm ở Quan Lạn như: Quan Lạn, Minh Châu, Sơn Hào, Bê Thính, Cồn Trụi, Cồn Khởi đều sạch sẽ. Hòa mình vào “vịnh xanh, cát trắng”, các bãi tắm này sẽ cho bạn những phút giây tuyệt vời ở những nơi được mệnh danh là “viên ngọc nổi” trên biển. Nghỉ dưỡng tại nhà bằng gỗ thông ngay trên bờ biển hoặc một số resort tiện nghi trên đảo Quan Lạn là lựa chọn vô cùng hợp lý. Tại đây, các món ăn được chế biến từ hải sản mà chính ngư dân tại đảo đánh bắt được nên đồ ăn rất tươi, ngon và giá cả phải chăng.

Đến Quan Lạn, bạn đừng ngủ nướng bởi sẽ bỏ lỡ thời khắc ngắm bình minh tuyệt đẹp trên đảo. Trên đảo, không khí rất trong lành. Sự ồn ã của phố thị biến mất. Tản bộ chậm rãi, du khách sẽ cảm nhận được mùi gió biển và cái ráp ráp của muối biển đặc trưng. Khắp mọi nẻo đường trên đảo, từ cầu cảng về khách sạn, đến nhà dân, bãi biển, đâu đâu cũng có xe tuktuk phục vụ.

Giếng Hiệu với dòng nước mát lành (Ảnh: Internet)

Tới Quan Lạn vào mùa hè, bạn sẽ có dịp ngắm đồi phi lao xen những bãi thông già vẫy gió và thảnh thơi ngắt hoa sim tím. Quan Lạn về đêm cũng thật khác biệt. Trên các bãi tắm, ta thể đốt lửa trại, ngồi nghe sóng biển vỗ rì rào, nướng mực, uống rượu và lưu giữ những kỷ niệm đẹp bên những người mình yêu thương. Ngoài ra, đi bắt ốc, câu cá, soi còng gió cùng ngư dân trên đảo vào buổi đêm cũng là một gợi ý hấp dẫn với những du khách ưa thích trải nghiệm.

Đến Vân Đồn, bạn không được bỏ qua Đảo Ngọc Vừng, vốn được ca ngợi là đảo Ngọc. Đây là hòn đảo xinh đẹp nằm giữa hai đảo đá nhỏ là Hòn Nét và đảo Phượng Hoàng với bãi cát trắng trải dài nhiều cây số. Trên cao nhìn xuống, đảo Ngọc đẹp như một tấm khăn choàng, có nhiều đường diềm sáng trắng như đang trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Thương cảng Vân Đồn chứa đựng nhiều di tích, dấu ấn nhà Trần về chiến công hiển hách chống Nguyên. Nhiều đền, đình, miếu ở Quan Lạn, Cái Rồng vẫn được xây dựng và tu sửa. Kéo dài chuyến khám phá để làm “thượng đế” tại Vân Đồn, ta có thể chiêm bái đình Quan Lạn, thờ vị thánh bảo hộ người dân trên đảo và thăm đền thờ Trần Khánh Dư, người có công bảo vệ đất nước dưới thời nhà Trần.

Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn đã đi vào hoạt động

Sở hữu cảnh trí tuyệt vời, thiên nhiên giàu có như vậy, chúng ta có thể hiểu vì sao xưa kia Vân Đồn lại được chọn lựa làm nơi giao thương của thuyền buôn các nước.Năm Đại Định thứ 10 (năm 1149) đời vua Lý Anh Tông chính thức lập cảng ngoại thương ở vùng này và lấy tên là Trang Vân Đồn. Vân Đồn là thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt, thịnh vượng suốt 3 triều đại là Lý – Trần – Hậu Lê rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc.

Với vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của Việt Nam, Thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã được xếp hạng di tích quốc gia. Hiện, UBND tỉnh Quảng Ninh đang có kế hoạch từng bước tiến tới lập hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận Thương cảng Vân Đồn là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Để đến Thương cảng Vân Đồn, du khách xuất phát từ TP Hạ Long theo quốc lộ 18 về phía Đông, tới đền Cửa Ông (thị xã Cẩm Phả) khoảng 40km rồi rẽ theo cao tốc Hạ Long – Vân Đồn.

Hoặc du khách có thể lựa chọn cách xuất phát từ bến tàu Hạ Long (TP Hạ Long) đi bằng tàu thủy về phía Đông Nam qua Vịnh Hạ Long, tới Vịnh Bái Tử Long khoảng chừng 40km.

Từ tháng 12/2018, Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn được đầu tư theo hình thức BOT với số vốn khoảng gần 7.500 tỷ đồng đi vào hoạt động, việc di chuyển bằng đường hàng không đã vô cùng thuận lợi với du khách trong và ngoài nước.

Bài viết liên quan
Sơn vạch kẻ đường | Khóa học SEO web giúp lên TOP hiệu quả | Đại lý Vật tư kim khí giá tốt nhất Hà Nội | Khóa học Tiktok marketing | dập vuốt | thảm khách sạn giá rẻ | Bu lông inox | bu lông hóa chất | gia công đột dập| tư vấn pháp luật đất đai|| đai ôm inox|| bu lông neo móng| | bulong nở 3 cánh| Đào tạo seo|